0936760169

Chat Zalo 1

Chat Zalo 2

Chat Zalo 3

Những thủ tục cần để tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

In bài này

Doanh nghiệp tuyển dụng lao động  nước ngoài cần những điều kiện gì?

Trong bối cảnh thế giới ngày càng phát triển. Những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước không ngừng đổi mới từ khoa học đến kỹ thuật hay những phát minh công nghệ hiện đại nhằm bắt kịp với những quốc gia tiên tiến trên thế giới. Trong đó doanh nghiệp đóng vài trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng kinh tế đất nước. Để có thể học hỏi nghiên cứu hay nắm bắt những máy móc công nghệ hiện đại hơn thì không thể không cần đến những nguồn lao động nước ngoài. Họ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc ở những vị trí mà nguồn nhân lực trong nước chưa thể đáp ứng được.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, Bộ Luật Lao Động 2012 do Quốc Hội ban hành cũng đã sửa đổi bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

giay phep lao dong hai phong

I. Điều kiện tuyển dụng

Theo Điều 170 (Bộ luật lao động 2012) điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài:

  1.  Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
  2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

II. Đối tượng áp dụng

(theo khoản 1 Điều 2 Nghị Định 11/2016 NĐ-CP qui định về đối tượng áp dụng)

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:

  1. Thực hiện hợp đồng lao động;
  2. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  3. Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  4. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  5. Chào bán dịch vụ;
  6. Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  7. Tình nguyện viên;
  8. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  9. Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  10. Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

III. Hồ sơ yêu cầu:

Căn cứ Nghị Định số 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật Lao Động  có hiệu lực ngày 01/04/2016 và Thông Tư số 40/2016/TT-BLĐ-TB&XH có hiệu lực ngày 12/12/2016  hướng dẫn về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bước 1: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải làm công văn báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng gửi cơ quan chấp thuận nơi người nước ngoài làm việc hoặc nơi người sử dụng lao động tại địa phương. (Hướng dẫn theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2016)

Bước 2:

1. Thủ tục cấp mới GPLĐ

HỒ SƠ YÊU CẦU:

2. Thủ tục cấp lại GPLĐ (Trong vòng 45 ngày trước ngày giấy phép hết hạn phải làm thủ tục cấp lại)

HỒ SƠ YÊU CẦU:

Các giấy tờ quy định tại mục 2 phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam, các bản sao chứng thực không quá 06 tháng.

III. Trường hợp miễn GPLĐ ( Điều 172 Bộ Luật Lao Động, khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016 NĐ-CP)

  1. Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
  2. Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
  3. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
  4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
  6. Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
  7. Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
  9. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

 

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc cần trợ giúp về giấy phép lao động tại Hải Phòng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.

Visa Nam Phong, dịch vụ giấy phép lao động tại Hải Phòng chuyên nghiệp và tin cậy. Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI DU LỊCH NAM PHONG